00:23, 16/02/2016
Giảng viên bất động sản thuộc Trung tâm tư vấn doanh nghiệp và phát triển kinh tế vùng khoa Kinh tế phát triển (Đại học Kinh tế TP HCM) - Ngô Đình Hãn cho biết, gửi tiền vào bất động sản có thể tránh được trượt giá và tăng giá trị theo thời gian, nhưng kênh đầu tư này cũng có mặt trái của nó. Nếu không xem xét kỹ lưỡng có thể bị chôn vốn, mất tiền oan thậm chí là thua lỗ. Ông Hãn chia sẻ 7 sai lầm dẫn đến việc chôn vốn oan uổng mà nhà đầu tư bất động sản nên tránh.
Thứ nhất: Dốc tiền mua bất động sản theo phong trào, tâm lý đám đông hoặc quá hào hứng với các chương trình khuyến mãi "khủng", gom hàng khối lượng lớn để được chiết khấu nhiều. Chỉ thấy cái lợi trước mắt trong khi chưa xem xét kỹ các chỉ số cơ bản: sản phẩm, tiến độ thanh toán, giá cả, hiệu quả sinh lời... là sai lầm nghiêm trọng.
Nếu đã từng hoặc đang mua nhà đất kiểu này, bạn cần phải dừng lại và giải phóng suất đầu tư càng nhanh càng tốt vì đây là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến chôn vốn oan vào bất động sản.
Thứ hai: Đầu tư vào chu kỳ cuối của quá trình tăng trưởng ngắn hạn cũng là một lỗi cơ bản nhưng khá phổ biến tại thị trường Việt Nam. Điều này có nghĩa là bạn mua nhà đất khi giá đang trên đỉnh, lúc thị trường chững lại bạn phải chịu áp lực giảm giá và muốn bán có lãi phải chờ thời gian rất lâu. Khi quá trình tăng trưởng quay đầu cho chu kỳ phát triển kế tiếp sẽ khiến bạn bị chôn vốn từ trung đến dài hạn (từ 12 tháng đến vài năm) và mất đi rất nhiều chi phí cơ hội.
Bất động sản chỉ được xem là kênh trú ẩn an toàn nếu nhà đầu tư sử dụng dòng vốn đúng mục tiêu, đúng thời điểm. Ảnh: QH.
Thứ ba: Mua nhà đất nhưng không xem xét giá trị sử dụng. Khi đầu tư bạn nên tính đến những đặc điểm và giá trị sản phẩm dành cho người có nhu cầu tiêu dùng cuối cùng. Ví dụ: mua để ở, cho thuê, sử dụng toàn phần hay một phần, mua làm của để dành hoặc chờ cơ hội tăng giá… đều có cách chọn hàng hóa khác nhau. Mục tiêu cuối cùng của bất động sản là hướng đến đối tượng sử dụng cuối cùng. Giá trị gia tăng của bất động sản phụ thuộc vào yếu tố này rất lớn. Do đó, nếu chưa tính đến giá trị sử dụng của bất động sản thì đừng vội gom hàng, vì gần như chắc chắn dòng tiền sẽ bị ghim lại rất lâu.
Thứ tư: Dùng quá nhiều đòn bẩy tài chính. Đây là sai lầm kinh điển của các nhà đầu tư bất động sản trong 8 năm khủng hoảng vừa qua. Tỷ lệ vay vốn khi đầu tư vào bất động sản cao (từ khoảng 50 - 80%) nhà đầu tư sẽ bị áp lực trả lãi và vốn gốc. Nếu như thanh khoản kém nhà đầu tư sẽ mất dần lợi nhuận theo thời gian khi bị thâm hụt dòng tiền vì phải trả lãi ngân hàng, thậm chí phải bán tháo bất động sản với giá thấp. Có thể dùng đòn bẩy tài chính với tỷ lệ vay vốn cao khi nhà đầu tư kiểm soát được đầu vào và đầu ra, nên làm cho từng thương vụ chứ không phải là xu hướng.
Thứ năm: Đón sóng bất động sản quá sớm. Sai lầm này biểu hiện qua việc nhà đầu tư xác định sai tiềm năng bất động sản của một khu vực và dốc cả núi tiền để đón một cơn sóng chẳng biết bao giờ xuất hiện. Mua nhà đất không tạo ra giá trị gia tăng hoặc tiềm năng phát triển khu vực quá chậm sẽ chôn vùi dòng vốn của bạn. Để tránh sai lầm này, nhà đầu tư cần phải thực địa, khảo sát bản chất của đô thị là cơ sở hạ tầng, tiện ích, và mật độ dân cư. Lưu ý chỉ khi hội tụ được ba yếu tố này giá trị bất động sản mới được đảm bảo.
Thứ sáu: Mua nhà đất có giá trị quá lớn so với tiềm lực tài chính và kỳ vọng bán nhanh kiếm lãi. Những trường hợp liều lĩnh này thường xuất hiện phổ biến với đối tượng đầu cơ bất động sản. Nguồn vốn đầu tư không đủ, quỹ dự phòng quá ít, không thể thanh toán kịp tiến độ trong khi mãi lực thị trường còn thấp dẫn đến áp lực phải bán rẻ, hoặc thanh lý hợp đồng sớm.
Thứ bảy: Dồn trứng vào một rổ hay đánh cược một mẻ lớn được ăn cả ngã về không. Đây là sai lầm được khuyến cáo cần phải tránh ở hầu như tất cả các kênh đầu tư, không riêng gì bất động sản. Thế nhưng, do giá trị tài sản (nhà đất) quá lớn, một khi đã dồn tất cả cá vào một rọ thì lúc thị trường khó khăn không thể tháo chạy kịp. Điều này hạn chế tính thanh khoản và tập trung rủi ro về một mối. Do đó, cách đầu tư bất động sản khôn ngoan là phải phân tán danh mục đầu tư, đa dạng hóa các khối tài sản này ở nhiều loại hình, phân khúc, khu vực, vị trí khác nhau.
theo VnExpress
Thủ Thiêm đối mặt nhiều thách thức để trở thành “Phố Đông” Sài Gòn
07/06/2016
Hệ lụy từ những dự án dang dở trên địa bàn Hà Nội
06/06/2016
‘DN tôi là nạn nhân của gói 30.000 tỷ, 1.900 căn hộ vừa đủ điều kiện bán thì gói này khép lại’
03/06/2016
Nhiều dự án bị thế chấp 2 lần và tiếng chuông cảnh báo với người mua nhà
03/06/2016
Nghề ngân hàng hết thời, môi giới bất động sản lên ngôi?
03/06/2016
5 nguyên tắc biến Sếp thành đồng minh mà nhân viên nào cũng cần phải biết
14/06/2016
Thông tư 06 sẽ “giữ nhịp” cho cổ phiếu bất động sản
10/06/2016
Vì sao cứ mở đường là xuất hiện nhà siêu mỏng, méo?
08/06/2016
Mua chung cư: Người dân “nắm dao đằng lưỡi”
08/06/2016
Mua nhà ở xã hội được vay lãi suất 4,8% một năm
07/06/2016
5 nguyên tắc biến Sếp thành đồng minh mà nhân viên nào cũng cần phải biết
14/06/2016
Tốn cả đống thời gian để họp hành, tại sao nhóm của bạn vẫn thất bại?
10/06/2016
6 việc cần làm ngay trong 10 phút đầu tiên ở công sở
08/06/2016
Nếu muốn thất bại mau qua, thành công nhanh đến, hãy ghi nhớ 5 điều sau
07/06/2016
CEO Pepsi: Muốn lãnh đạo tốt, đừng tỏ ra quá thân thiện!
06/06/2016
6 bước để chuyển dần từ làm thuê sang làm chủ
27/06/2016
Dẹp ngay chiêu trò đi, đây mới là điều môi giới phải làm!
07/06/2016
Biết được điều này, bạn sẽ không mất tiền oan cho cò sổ đỏ
07/06/2016
8 việc quan trọng nhất định phải làm trước khi dọn về nhà mới
06/06/2016
10 cách khiến nhà bạn mát rượi không cần điều hòa
03/06/2016
Ba học sinh Trường Tiểu học Dĩnh Trì (TP Bắc Giang) trả lại hơn 18 triệu đồng
14/05/2016
Tiệm sách miễn phí của ông lão 64 tuổi giữa Sài thành
28/03/2016
Cảm phục cậu sinh viên chạy xe ôm lấy tiền giúp bạn chữa bệnh
24/02/2016
Người Hà Nội chung tay "giải cứu" cá vược Thái Bình
30/01/2016
Tiếp viên tàu Thống Nhất giúp sản phụ “vượt cạn” trên tàu
27/01/2016
Ý kiến bạn đọc
Gửi Bình Luận